Cùng chuyencuanang25.com giải đáp 7749 câu hỏi hay gặp nhất về kem chống nắng mà mọi người quan tâm qua bài viết sau nhé!
1. Tại sao kem chống nắng bị tách nước
Các loại kem chống nắng trên thị trường hiện nay thường bao gồm các thành phần chính như Avobenzone, cinoxate, ngoài ra có thể kết hợp các thành phần vật lí như TiO2, ZnO.
Các thành phần có tác dụng chống nắng này sẽ được kết hợp với các thành phần bào chế khác như: chất làm mềm, chất nhũ hóa, chất chống chống nước, giữ ẩm, chất bảo quản…sẽ tạo ra những sản phẩm có kết cấu khác nhau như Cream, Gel, Toner, Sữa, Xịt. Điều này vừa giúp giữ ổn định kết cấu sản phẩm trong thời gian dài, vừa mang lại hiệu quả tốt trên nhiều loại da khác nhau.
Với mỗi kết cấu, kem chống nắng sẽ có những đặc tính khác nhau. Hiện tại kem chống nắng thường có 5 dạng chính, dạng cream, gel, lotion, và dạng milk, spray. Trong đó dạng gel , lotion và sữa thường hay bị tách lớp nhất.
Vì các dạng này, để ra thành phẩm sẽ phải trải qua quá trình nhũ tương hóa. Khi để yên sản phẩm trong một thời gian dài, lớp nước và lớp dầu sẽ bắt đầu tách nhau ra, các phân tử rắn sẽ hút nhau và lắng xuống, khiến kết cấu sản phẩm bị tách lớp. Để khắc phục sự phân tách này, nhà sản xuất thường sẽ đưa ra hướng dẫn lắc đều trước khi sử dụng.
Một nguyên nhân khác khiến kem chống nắng bị tách nước là do không dược bảo quản đúng cách. Khi kem chống nắng để dưới nắng, hoặc không đóng nắp, hoặc để ở nơi có nhiệt độ cao thì đều bị biến chất, phá hỏng kết cấu của sản phẩm, gây ra tình trạng tách nước.
Ngoai ra, khi gặp tình trạng kem chống nắng bị tách nước, bạn hãy để ý lại xem hạn sử dụng của sản phẩm. Bạn không nên sử dụng kem chống nắng bị hết hạn, nếu cố tình sử dụng, da bạn sẽ có nguy cơ nổi mụn, kích ứng và mẩn đỏ.
2. Tại sao kem chống nắng có cồn
Cồn trong mỹ phẩm thường chia làm 2 loại là cồn béo và cồn khô. Trong đó cồn béo thường ít gây hại cho làn da như Benzyl Alcohol, Cetearyl Alcohol, Cetyl Alcohol, Lanolin Alcohol và Stearyl Alcohol. Cồn béo có tác dụng giúp duy trì độ ẩm, và khiến cho làn da luôn mềm mại.
Còn cồn khô giống với cồn trong rượi bia và thường có các tên như là alcohol, methanol, alcohol, alcohop, denat, isopropyl, benzyl alcoho,… Cồn khô ưu điểm là giúp làm sạch sâu cho da, kháng khuẩn, se khít lỗ chân lông và giúp hoạt chất thẩm thấu nhanh hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích trên, cồn khô tiềm ẩn rất nhiều mối họa cho da như:
- Do bay hơi rất nhanh làm tan lớp dầu tự nhiên bảo vệ da, khiến da bị yếu, mất đi độ ẩm và khô da.
- Tính sát khuẩn mạnh, nên cồn khô có thể khiến làn da nhạy cảm bị tổn thưởng, các tết bào da non khó lành.
Tùy vào mục đích hướng đến mà nhà sản xuất có thể thêm vào liều lượng cồn an toàn phù hợp vào sản phẩm.
3. Tại sao bôi kem chống nắng bị cay mắt
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng bôi kem chống nắng bị cay mắt là rất bình thường. Bạn không cần quá lo lắng. Nguyên nhân do hiện tượng này là do giác mặc ở mắt là một cơ quan vô cùng nhạy cảm và có liên kết với nhiều dây thần kinh trong cơ thể.
Khi kem chống nắng tiếp xúc với mắt, sẽ kích thích các dây thần kinh cảm giác và phản xạ xung quanh tuyến lệ hoạt động. Từ đó bạn có hiện tượng chảy nước mắt, các tia mạch máu đỏ trong mắt xuất hiện. Khi bị cay mắt do kem chống nắng, bạn hãy thật bình tĩnh xử lý.
Hãy dùng khăn giấy, hoặc khăn ướt để vệ sinh vùng mắt và rửa mắt. Nếu thấy không đỡ, thì bạn dùng nước mối sinh lí để làm sạch mắt. Không nên dụi mắt vì điều này sẽ làm tổn thương thêm giác mạc.
4. Tại sao dùng kem chống nắng lại đen hơn
Bạn cần phần biệt rõ một điều như sau: Kem chống nắng không phải là kem giúp da không bị đen. Đây chỉ là 1 phần nhỏ tác dụng của nó, việc sử dụng kem chống nắng là giúp da bạn được khỏe hơn và chậm lão hóa.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng kem chống nắng mà thấy càng dùng da càng xấu đi thì bạn cần phải xem xét 1 số yếu tố sau để điều chỉnh phù hợp.
Một là: Do bạn không bôi đủ lượng kem chống nắng cần thiết cho da, hoặc không bôi lại kem chống nắng trong ngày đối với các loại kem chống nắng dễ trôi bởi nước và mồ hôi.
Hai là: Chỉ sử dụng kem chống nắng vào những ngày đi làm, hoặc đi ra ngoài.
Ba là: Chỉ bôi kem chống nắng vùng mặt, không bôi ở các vùng nhỏ như cổ, bọng mắt, tay, và body.
Bốn là: Chỉ bôi kem chống nắng mà không hông đội mũ, hoặc không mặc quần áo chống nắng khi đi ngoài trời.
Năm là: Làm sạch da không kĩ, khiến cho kem chống nắng bị lắng đọng ở lỗ chân lông dưới da, bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ, làm da bị sạm màu, tối màu, và gây mụn.
Sáu là: Bảo quan kem chống nắng không đúng làm kem chống nắng bị giảm hoặc mất tác dụng.
Bảy là: Nếu tất cả những điều trên đều không phải, bạn nên đổi loại kem chống nắng có chỉ số SPF và PA phù hợp hơn.
5. Làm gì với kem chống nắng hết hạn
Nguyên nhân khiến kem chống nắng hết hạn là do cấu trúc hóa học và thời gian bán hủy của các hoạt chất chống nắng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định.
Với kem chống nắng hóa học, các thành phần chống nắng chủ yếu là các biến thể benzen. Đây là những cấu trúc cho phép hấp thụ tia cực tím trên da, chuyển thành nhiệt và thoát ra khỏi cơ thể.
Nhưng theo thời gian, dưới tác động của nhiều yếu tố, các liên kết hóa học này bị phá vỡ, hoạt chất chống nắng không còn giữ hiệu quả như ban đầu.
Còn đối với kem chống nắng vật lý, các thành phần chống nắng là các hoạt chất như kẽm oxid, titanim dioxid. Khi sử dụng một thời gian, các hoạt chất rắn này sẽ kết tụ lại với nhau, làm cho kem chống nắng của bạn phân bổ không đồng đều về hoạt chất.
Khi kem chống nắng hết bạn, bạn nên dừng sử dụng để bảo vệ làn da được tối đa nhé.
6. Kem chống nắng có thể dùng cho bà bầu không
Trong thời gian bầum các hoormon trong cơ thể phụ nữ sẽ bị biến đổ. Làn da và máu cũng thay đổi. Da và cơ thể nhạy cảm hơn với nhiều yếu tố.
Các tế bào sản xuất sắc tố của da cũng sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn, khiến da mẹ bầu lại càng nhạy cảm với tia cực tím và sạm đen. Vì vậy, mẹ bầu rất cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ làn da khỏi tác động của tia UV.
Bên cạnh sử dụng kem chống nắng, mẹ bầu cần phải sử dụng những đồ vật như mũ, quần áo, kính,…để bảo vệ da. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần hết sức cẩn thận khi sử dụng bất kì một loại kem chống nắng nào. Chỉ nên sử dụng những kem chống nắng không thấm qua da để không ảnh hưởng đến thai nhi.
Theo FDA, một số thành phần kem chống nắng không thấm qua có thể sử dụng được cho phụ nữ có thai như: Zinc oxide, Titanium dioxide, Octisalate, Octocrylene, Meradimate. Nên tránh các thành phần như Octinoxate, Oxybenzone, Padimate O, Trolamine salicylate.
Để chắc chắn hơn nữa, mẹ bầu hãy nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia da liễu để đảm bảo mọi quyết định đưa ra vừa giúp con được khỏe mạnh, vừa giúp mình được xinh đẹp nhé.
7. Kem chống nắng với kem nền dùng cái nào trước
Việc xác định được thứ tự bôi kem khi makeup là một “key” cực kì quan trọng để lớp nền của bạn được mịn màng, sáng hồng.
Bạn nên dùng kem chống nắng trước khi makeup. Cả 2 loại kem chống nắng vật lý và hóa học đều nên sử dụng trước khi trang điểm và sau khi dưỡng da. Một số ưu điểm khi bạn dùng kem chống nắng trước như:
- Kem chống nắng có thể tạo một lớp lót nhẹ nhàng, giúp che phủ khuyết điểm trên da tốt hơn.
- Lớp kem chống nắng sẽ tạo một màng bảo vệ mỏng giúp ngăn chặn tác hại của một số thành phần trong mỹ phẩm.
Hi vọng những thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ giải đáp gần hết những thắc mắc của bạn về kem chống nắng. Chúc bạn sớm tìm được một em chống nắng chân ái cho làn da của mình nhé!