Kem chống nắng là sản phẩm skincare không thể thiếu khi bạn muốn làn da được khỏe mạnh, rạng ngời. Tuy nhiên, rất nhiều bạn đến thời điểm hiện tại vẫn không biết Kem chống nắng là gì? Và Tại sao chúng ta lại phải dùng kem chống nắng? Để giúp cho các bạn có cái nhìn chi tiết nhất, chuyencuanang25.com xin cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích qua bài viết sau đây.
I. Kem chống nắng là gì

Kem chống nắng là một sản phẩm giúp chống lại ảnh hưởng và tác động có hại của ánh nắng mặt trời.
Điều này có được là do kem chống nắng chứa các hoạt chất, có tác dụng như một bộ lọc hấp thụ hoặc phản xạ một số bức xạ tia cực tím của ánh sáng mặt trời. Nhờ đó giúp làn da luôn được rạng rỡ và khỏe mạnh.
Kem chống nắng có thể ở dạng gel, cream, dang xịt (spray), toner….để phù hợp với từng loại da da và nhu cầu sử dụng của từng người.
II. Vì sao bôi kem chống nắng lại quan trọng
Tia cực tím của ánh sáng mặt trời hay còn gọi là tia UV. Tia này được chia thành ba loại: UVA, UVB và UVC tùy thuộc vào bước sóng.

Trong đó tia UVC đã bị chặn bởi bầu khí quyển, còn tia UVA và UVB sẽ xuyên qua bầu khí quyển và ảnh hưởng đến vạn vật trên mặt đất.

Cả tia UVA, UVB đều là kẻ thù của làn da. Nó gây ra rất nhiều tác hại xấu trên da như: khiến da bị tổn thương, nhăn nheo, chảy xệ, đốm màu, già hóa, ung thư da,…Vì vậy, kem chống nắng ra đời như 1 chiếc khiên thần bảo vệ da khỏi tác động của tia UVB/ UVA.
Hơn thế nữa, nếu bạn sử dụng nhiều dưỡng chất bổ sung cho da thì không thể bỏ qua bước kem chống nắng. Kem chống nắng sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ hoàn hảo giúp cho dưỡng chất không bị phá hủy và thẩm thấu vào da.
III. Ý nghĩa của các chỉ số trên kem chống nắng
1. Chỉ số SPF (Sun Protection Factor)
Theo FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), chỉ số SPF là một thước đo về khả năng bảo vệ chống lại tia cực tím của kem chống nắng, và chủ yếu là chống lại tia UVB.
Giá trị SPF càng cao thì thời gian bảo vệ da của kem chống nắng lại càng lâu. 1 SPF tương đương với khả năng bảo vệ da trong vòng 10 phút, từ đó bạn có thể tính theo công thức:
- 30 SPF tương đương với khả năng bảo vệ da trong 30 x 10 = 300p = 5 giờ.
- 50SPF tương đương với khả năng bảo vệ da 50×10 = 500p = 8 giờ.
Hiện nay, chỉ số thấp nhất SPF của kem chống nắng là 15 và cao nhất là 100.
Về khả năng lọc tia UVB, thì trong những điều kiện lý tưởng:
- Kem chống nắng có chỉ số SPF 15 sẽ lọc được khoảng 93,4% tia UVB
- Kem chống nắng chỉ số SPF 30 sẽ lọc được 96,7% tia UVB
- Kem chống nắng chỉ số SPF 50 sẽ lọc được khoảng 98% tia UVB.
Khả năng lọc tia UVB của các loại chỉ số SPF là chênh lệch nhau không đáng kể. Thực tế, kem chống nắng có chỉ số SPF 30 bôi lặp lại trong ngày sẽ tốt hơn việc bôi kem có chỉ số SPF 50 quá mỏng và không lặp lại trong ngày.
2. Chỉ số PA (Protection Grade)
Theo hiệp hội mỹ phẩm Nhật Bản, chỉ số PA là ký hiệu chỉ số đo khả năng lọc tia UVA trên da của kem chống nắng.
Khác với tia UVB chỉ tác động chủ yếu trên bề mặt da, các tia UVA có bước sóng dài hơn, nên có khả năng xuyên qua bề mặt da tác động đến trung bì. Vì vậy, tia UVA sẽ phá hủy cấu trúc dưới da khiến da kém đàn hồi, lão hóa sớm, nhăn nheo, thậm chí là gây ung thư da. Chỉ số PA có 4 cấp độ như sau:
- PA+ : có khả năng chống tia UVA ở mức rất thấp
- PA++ : có khả năng chống tia UVA thấp
- PA+++ : có khả năng chống tia UVA trung bình
- PA++++ : có khả năng chống tia UVA cao
3. Kem chống nắng “phổ rộng” nghĩa là gì?

Kem chống nắng phổ rộng là kem chống nắng có thể bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB. Hiện nay, trên thị trường chủ yếu là kem chống nắng phổ rộng để giúp che phủ làn da và mang lại hiểu quả bảo vệ tối đa.
IV. Có mấy loại kem chống nắng
Kem chống nắng hiện nay chia làm 2 loại chính: Kem chống nắng vật lí và kem chống nắng hóa học
1. Kem chống nắng vật lí
Kem chống nắng vật lí hoạt động theo cơ chế phản xạ lại ánh sáng mặt trời. Nhờ các thành phần hoạt tính như titan, oxit kẽm,… kem chống nắng vật lí tạo ra một rào cản vật lí ngăn các tác động của các tia UV trên da.
Ưu điểm
- Ít gây kích ứng cho da, thích hợp với các làn da nhạy cảm, dễ bị bỏng rát
- Có tác dụng chống nắng ngay tức thì
Nhược điểm
- Kết cấu kem tương đối dầy có thể gây bít tắc lỗ chân lông.
- Khi bôi có thể tạo vệt trắng. Một số loại lên tone khá rõ ràng, khiến da không đều màu.
- Dễ bị trôi khi tiếp xúc với nước, hoặc khi đổ mồ hồi.
2. Kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học bảo vệ da nhờ cơ chế chuyển tia cực tím thành nhiệt, tạo các phản ứng nhiệt trên da.
Thành phần chủ yếu của các kem chống nắng hóa học chủ yếu là oxybenzone, octinoxate, octisalate và avobenzone. Tuy nhiên, vì cơ chế này, nên các loại kem chống nắng hóa học thường không phù hợp với những bạn da nhạy cảm
Ưu điểm
- Kếu cấu lỏng hơn, mỏng nhẹ, dễ tán và thấm vào da nhanh chóng.
- Không nâng tone quá mức, lấp đầy không gian trống giữa các phân tử khiến cho tia UV khó thâm nhập.
Nhược điểm
- Cần phải có thời gian thoa trước khi đi ra ngoài, tầm 20-30 phút.
- Gây kích ứng cao hơn so với kem chống nắng vật lí.
- Nhanh bị giảm tác dụng trên da, thường vào thoa lại sau 3-4h.
- Trường hợp da dầu, có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông
Do vậy, tùy từng loại da, bạn nên tìm loại kem chống nắng phù hợp để tránh tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông kích ứng da.
V. Bao nhiêu tuổi có thể dùng kem chống nắng
Với những trẻ tùa 1-3 tuổi, lớp tế bào ở lớp sừng thượng bì của da rất mỏng và cơ thể chưa sản sinh nhiều sắc tố melanin, lúc này da của trẻ chưa có khả năng chống lại tia cực tím.
Sự bảo vệ của hàng rào bảo vệ da còn hạn chế, da rất nhạy cảm với tia UV. Đặc biệt, nếu trẻ còn nhỏ mà đã bị cháy nắng thì rất là nguy hiểm, vì có thể nguy cơ cao bị ung thư da khi lớn.
Do vậy, các bác sĩ da liễu khuyến cáo rằng, nên bảo vệ trẻ tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là nắng vào buổi trưa. Khi ra ngoài nên bảo vệ bé bằng quần áo rộng và vật dụng hỗ trợ khác.
- Với những trẻ từ 1 tuổi trở lên, bố mẹ có thể dùng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 15 trên mặt và mu bàn tay của bé.
- Với những trẻ dưới 1 tuổi, thì hạn chế hoặc không nên sử dụng kem chống nắng, nên sử dụng các biện pháp bảo vệ vật lí để đảm bảo sự an toàn cho sự phát triển của bé.
- Đến tuổi dậy thì, cấu tạo của da bắt đầu hoàn thiện, cơ thể thay đổi hormoon, tuyến nhờn tiết ra nhiều hơn, sắc tố da sản sinh ra nhiều. Nên trong giai đoạn này nên chọn những loại kem chống nắng dạng sữa mỏng nhẹ, tiện lợi để tránh tình trạng vón cục và bít tắc lỗ chân lông.
- Đến khi trưởng thành, bạn có thể chọn kem chống nắng phù hợp loại loại da của mình. Với da khô bạn có thể chọn những loại kem có thành phần dưỡng ẩm. Da dầu có thể chọn kem chống nắng dạng sữa. Da nhạy cảm thì không nên sử dụng kem chống nắng hóa học.
Với thông thông tin trên, chắc bạn đã có đáp án cho câu hỏi: “Bao nhiêu tuổi có thể dùng kem chống nắng? rồi đúng không.
Hãy sử dụng kem chống nắng càng sớm càng tốt, để làn da luôn được sáng khỏe, mịn màng.
VI. Khi nào nên dùng kem chống nắng
Bạn nên dùng kem chống nắng mỗi ngày, ngay cả khi bạn không đi ra ngoài. Mặc dù bạn có thể không nhận thấy, nhưng khoảng 70-80% tia cực tím vẫn sẽ tác động gây hại cho làn da của bạn.
Nên bôi trước khoảng 20 phút, vì đây là khoảng thời gian tối ưu để các thành phần trong kem chống nắng tạo thành lớp bảo vệ tối ưu nhất cho bạn.
Tia UV yếu nhất vào đêm và sáng, tăng dần và đạt đỉnh vào lúc 10-14 giờ. Vậy nên, bạn cần bôi kem vào buổi sáng, càng sớm càng tốt. Tùy vào chỉ số SPF 50 và PA của kem chống nắng mà bạn cần phải có kế hoạch bôi lại trong ngày cho phù hợp
VII. Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng
Ngoài sử dụng kem chống nắng, bạn có thể kết hợp dùng thuốc uống chống nắng hoặc các sản phẩm giúp tăng cường khả năng chống nắng.
Kem chống nắng ngăn cản da tổng hợp Vitamin D, điều này rất ảnh hưởng đối với sự phát triển của trẻ em. Do vậy, để hạn chế tác dụng phụ này, bạn nên cho da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trước 8 giờ sáng, trung bình từ 5-30 phút, 2-3 lần/ tuần.
Luôn bôi kem chống nắng trước 15-20 phút trước khi ra ngoài.
Tùy vào loại da và tùy nhu cầu mà chọn loại kem chống nắng phù hợp. Nên thử kem chống nắng trên da để tránh tình trạng kích ứng.
Dùng kem chống nắng với lượng vừa đủ, đảm bảo bao phủ hết gương mặt, đặc biệt những vùng như khóe mắt, khóe miệng, môi. Nên thoa lại kem chống nắng ít nhất 2 lần trong ngày để hiệu quả bảo vệ da tốt nhất.
Bảo quản sản phẩm theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất để kem chống nắng không bị tách lớp, mất tác dụng.
Hi vọng những thông tin trong bài viết Kem chống nắng là gì? Tất tần tật những điều cần biết về kem chống nắng trên đây đã mang đến cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn khi cần phải lựa chọn một loại kem chống nắng phù hợp cho bản thân mình. Chúc bạn luôn có một làn da sáng khỏe và bừng sức sống với những thông tin hữu ích về kem chống nắng.